Đoán bệnh qua móng tay


Xuất hiện trên móng những vệt đen: Những vệt đen trên móng tay, móng chân là dấu hiện của rối loạn hoc môn, thời kỳ đầu thai nghén hoặc do dùng thuốc chữa bệnh sốt rét.

Xuất hiện những chấm trắng: Bạn đừng vội nghĩ rằng mình thiếu can-xi, đấy là dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp.

Xuất hiện những chấm vàng: Chắc chắn là bạn đang hút quá nhiều thuốc lá hoặc dùng thuốc tê-ta-xi-lin để chữa bệnh nào đó.

Móng dày và dễ vỡ: Móng tay đó của bạn có khả năng bị thay móng.

Móng quặp xuống và có màu xám: Kiểu móng này thường gặp ở những người mắc bệnh tim mạch hoặc phổi mãn tính.

Móng khô và dễ bị tổn thương: Đây là kết quả của việc cơ thể thiếu thiếu vitamin A, B hoặc E. Trong một số trường hợp khác đây là dấu hiệu thiếu sắt hoặc can-xi.


Móng bị lõm: Bạn đang bị thiếu sắt kinh niên, thiếu máu hoặc đang gặp những vấn đề về về gan.

Móng tay có nhiều sọc trắng
Móng tay có nhiều sọc trắng nhạt có thể là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng như: bệnh thiếu máu; bệnh suy tim sung huyết; bệnh gan; suy dinh dưỡng

Móng tay trắng dã

Nếu móng tay chủ yếu là màu trắng có vành xung quanh màu tối, điều này có thể báo hiệu các bệnh lý về gan như viêm gan. Trong ảnh này, bạn có thể thấy các ngón tay cũng bị vàng da, một dấu hiệu của bệnh lý về gan.

Móng tay có màu vàng
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của móng tay màu vàng là do bị nhiễm nấm. Các trường hợp nhiễm trùng nặng hơn, các móng tay có thể bị co lại và dày lên. Trong trường hợp hiếm gặp, móng tay màu vàng có thể chỉ ra một tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như bệnh tuyến giáp nặng, bệnh phổi, bệnh tiểu đường, hoặc bệnh vẩy nến. 
 
Móng tay có màu xanh nhạt
Móng tay với một màu xanh nhạt có nghĩa là cơ thể bạn không nhận đủ oxy. Điều này có thể chỉ ra một thủ phạm là nhiễm trùng ở phổi như viêm phổi. Một số vấn đề về tim có thể được kết hợp với móng tay màu hơi xanh.

Móng tay có bề mặt gợn sóng

Nếu bề mặt móng tay bị gợn sóng, điều này có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh vẩy nến hay viêm khớp. Sự đổi màu của móng tay là phổ biến, da dưới móng tay có thể được nhìn thấy dưới màu nâu đỏ.

Móng tay bị nứt nẻ

Móng tay khô, giòn, nứt nẻ thường xuyên liên quan với bệnh tuyến giáp. Nứt nẻ kết hợp với một sắc màu vàng có nhiều khả năng do nhiễm nấm.

Móng tay bị phồng húp

Nếu da xung quanh móng tay xuất hiện màu đỏ và sưng phồng, điều này được gọi là viêm nếp gấp móng tay. Nó có thể là kết quả của lupus hoặc một rối loạn mô liên kết. Nhiễm trùng cũng có thể gây tấy đỏ và viêm nếp gấp móng tay.

Viền móng tay bị đen hay sậm màu
Viền móng tay bị đen hay sậm màu nên được điều trị càng sớm càng tốt. Chúng đôi khi gây ra bởi khối u ác tính, loại nguy hiểm nhất của ung thư da.

Móng tay bị mòn

Móng tay bị mòn (xem ảnh dưới) do thói quen cắn móng tay ở một số người. Cắn móng tay là một dấu hiệu của sự lo lắng dai dẳng, liên quan đến rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nếu bạn không thể dừng lại thói quen cắn (mút) móng tay, thì bạn hãy nên đến gặp bác sĩ để điều trị móng tay bị mòn của bạn nhé .


Mặc dù những thay đổi của móng tay đi kèm với nhiều điều kiện, những thay đổi này không hẳn là dấu hiệu đầu tiên của một căn bệnh. Có vài trường hợp bất thường ở móng tay là vô hại. Nếu bạn đang quan tâm đến những bất thường xảy ra với móng tay của bạn, hãy đến một bác sĩ da liễu để được khám kỹ càng hơn.

Về màu sắc đôi bàn tay

- Bàn tay có màu sắc đỏ ửng cho phép thầy thuốc nghĩ tới bệnh cao huyết áp.

- Bàn tay có màu trắng xanh, lại có những gân xanh (tĩnh mạch) nổi lên, lúc nào cũng lạnh ngắt, nhớp nháp, ướt át mồ hôi, là dấu hiệu của suy nhược cơ thể, khí huyết xấu.

- Bàn tay đỏ hồng, nóng ran, mềm nhũn, ẩm ướt là biểu hiện của cường năng giáp trạng. Trái lại, bàn tay có màu trắng bệch, lạnh ngắt, khô ráo, thô ráp là biểu hiện thiểu năng giáp trạng.

- Bàn tay có màu xám là có bệnh ở gan.
- Bàn tay có màu vàng là dấu hiệu của bệnh thương hàn hay hoàng đảm.

- Bàn tay có màu vàng chanh là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.
- Bàn tay, ở tuổi 40 có màu vàng sẫm là biểu hiện của suy thận hay suy gan.

- Bàn tay có màu vàng sẫm, ở phía dưới ngón tay đeo nhẫn, thường có bệnh ở mắt hoặc thị lực giảm.

- Bàn tay có chấm xanh đen, ở giữa đường sinh đạo và đường trí đạo là dấu hiệu mắc bệnh thương hàn (đường sinh đạo bao bọc gò kim tinh (gò dưới ngón tay cái) chạy dài xuống đường cườm tay; còn đường trí đạo là đường ở giữa lòng bàn tay, đầu giáp với đường sinh đạo, đuôi hướng tới gò thái âm (ở sát cườm tay) đối diện với gò kim tinh).

- Bàn tay, có vết xanh đậm, ở chỗ trũng của lòng bàn tay thì thường bị táo bón thường xuyên, hoặc đau ruột, đau dạ dày, hoặc tinh thần khủng hoảng.

- Bàn tay mà các chỉ tay từ màu hồng biến sang màu trắng thể hiện bộ máy tiêu hóa trục trặc, có vấn đề.

- Bàn tay nam giới có vết xanh nhạt, ở gò thái âm, thường tình dục suy yếu, cơ quan sinh dục suy thoái.

- Bàn tay nữ giới có vết xanh nhạt ở gò kim tinh, nằm dưới ngón tay cái, thường có khả năng tình dục kém.

- Bàn tay phụ nữ mang thai, mà lòng bàn tay đỏ thì dễ sinh con trai, trái lại nếu có màu xám thì dễ sinh con gái.

Về màu sắc của móng tay

- Móng tay có màu vàng thường liên quan tới bệnh gan.
- Móng tay có màu tím thường liên quan tới bệnh tim mạch, huyết dịch, thiếu oxy.

- Móng tay có những đốm trắng thường liên quan tới chứng thiếu canxi.
- Móng tay có những đốm đen, thường liên quan tới bệnh phù thũng.

- Móng tay trắng xanh, mà đầu ngón có vết nhăn thường là khả năng thiếu máu.
- Móng tay có sọc dài thường là đau dạ dày, đau ruột. Phong thấp hay thiểu năng giáp trạng.

- Móng tay có màu xanh lại viền màu đỏ sẫm xung quanh thường là cơ quan bài tiết không bình thường hay bị trúng độc.

- Móng tay trẻ nhỏ có chấm trắng là tình trạng sức khỏe suy thoái.
- Móng tay người lớn mỏng và đen là báo động tình trạng bệnh nặng.

- Móng tay ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn có hình mặt trăng lưỡi liềm báo hiệu sức khỏe và khả năng miễn dịch giảm.


Đôi bàn tay và khả năng có con

Qua đôi bàn tay, các nhà khoa học Anh và Mỹ còn cho biết về năng lực tình dục cao hay thấp và có con dễ dàng hay không:

Người đàn ông có ngón tay đeo nhẫn dài hơn ngón trỏ rõ rệt thì có năng lực tình dục cao, có mật độ testosteron cao, sẽ dễ dàng có con.

Còn ở phụ nữ thì ngược lại, nếu có ngón trỏ dài hơn ngón đeo nhẫn thì có năng tình dục cao, mật độ estrogen rất cao và cũng dễ dàng có con.

Nếu úp 2 bàn tay trái và phải của người đàn ông lại với nhau, các ngón tay của 2 bàn tay đều khớp ghịt với nhau thì khả năng có con và năng lực tình dục rất tốt. Nhận định này đã được xác minh ở một bệnh viện chuyên chữa trị vô sinh: Những người có đôi bàn tay úp vào nhau không khớp ghịt có lượng tinh trùng rất thấp.

Làm gì để có móng tay đẹp?

- Tránh ngâm tay, chân trong nước thường hoặc nước xà phòng quá lâu. Trong trường hợp bạn phải ngâm tay và chân lâu trong nước hãy đi găng tay và ủng.

- Không gặm móng tay hoặc lớp da dưới móng tay.

- Không nên dùng nước nóng để rửa tay. Tốt nhất là dùng nước mát và sử dụng những loại nước rửa dành riêng cho tay.

- Không để móng tay quá dài.

- Tốt nhất là dùng các dụng cụ dũa móng tay và móng chân. Không nên dùng kéo để cắt vì như vậy móng của bạn sẽ không được tạo dáng.

- Việc lạm dụng các loại thuốc đánh móng tay và chân sẽ làm cho móng trở nên khô và dễ gẫy. Chất a-xê-ton sẽ làm khô chân móng.

- Bổ sung vitamin B1, B2 và D để giúp móng được chắc khoẻ.

- Nếu móng chân và tay của bạn bị ố vàng, hãy dùng dấm để tẩy, móng của bạn sẽ sáng và trắng ra.

- Để vệ sinh phần trong của móng, hãy sử dụng bàn chải và một chút chất Sút-bicarbonate.

- Để làm trắng móng, mỗi tuần 2 lần, ngâm móng của bạn trong 250ml nước nóng cho có chứa 1 thìa cà phê nước oxy trong 10 phút.

- Để móng được chắc khoẻ, hãy ngâm móng trong 10 phút với một hỗn hợp 50ml dầu ô lưu nóng và một chút vitamin E.
Thỉnh thoảng bạn thấy có những chấm lạ xuất hiện trên móng, có thể bạn nghĩ đó là chuỵện bình thường. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, nó lại cảnh báo một nguy cơ bệnh tật nào đó. Trong việc chẩn đoán bệnh, các thầy thuốc tây y và nhất là đông y, ngoài việc bắt mạch còn quan sát, kiểm tra toàn diện cơ thể như: miệng, mũi, tai, mắt, lưỡi… và cũng không bỏ qua đôi bàn tay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét